Hướng dẫn chi tiết cách bảo quản sữa mẹ khoa học nhất

Cách bảo quản sữa mẹ không đơn thuần chỉ là việc vắt sữa và cho vào các bình, túi bảo quản mà còn là cả một công đoạn phức tạp để đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết trong sữa được giữ nguyên.

Để bảo quản sữa mẹ được tốt nhất cho bé các mẹ cũng cần phải chuẩn bị một số dụng cụ trước khi bảo quản. Và khâu chuẩn bị trước khi bảo quản sữa mẹ là bước đầu tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa, đặc biệt là giá trị dinh dưỡng.

Hướng dẫn chi tiết cách bảo quản sữa mẹ khoa học nhất


Sữa mẹ sau khi vắt có thể cho vào túi hoặc bình bảo quản 

Nếu mẹ vô tình bỏ qua hoặc không chú trọng bước này thì đó là một sai lầm nghiêm trọng và cần được thay đổi. Việc chuẩn bị tốt các hoạt động trước khi vắt và bảo quản sữa mẹ bao gồm các bước chuẩn bị dụng cụ, chuẩn bị nguồn sữa cũng như điều chỉnh tư thế sao cho thuận lợi nhất để vắt sữa vào bình.


Dụng cụ vắt sữa

Dụng cụ cần chuẩn bị trước khi bảo quản sữa mẹ

Hai trong số những dụng cụ cần chuẩn bị và cũng là hai dụng cụ quan trọng nhất trước khi tiến hành bảo bảo sữa mẹ chính là bình hút sữa và bình chứa/túi chứa sữa sau khi hút. Dù bạn quyết định chọn mua sản phẩm của hãng nào với kích cỡ, kiểu dáng, chất liệu nào thì việc đảm bảo các dụng cụ vô trùng là điều cần được ưu tiên hàng đầu.

Những dụng cụ vô trùng không chỉ tránh được việc vi khuẩn có hại xâm nhập vào sữa mà còn giúp lưu giữ, đảm bảo các chất dinh dưỡng trong sữa được giữ một cách trọn vẹn.


Dụng cụ vắt và chứa sữa cần được đảm bảo vô trùng


Thông thường hiện nay, việc bảo quản sữa thường được ưu tiên đặt trong các bình được tạo thành từ chất liệu thủy tinh bởi nó sẽ giúp bảo quản các vi chất dinh dưỡng được tốt nhất.

Nếu không tiện chuẩn bị các bình thủy tinh thì mẹ có thể sử dụng các bình bằng chất liệu nhựa cứng chất lượng cao hoặc túi nhựa có rãnh kéo.

Nên chú ý chọn lựa sản phẩm từ những thương hiệu uy tín để đảm bảo được chất lượng trong suốt quá trình bảo quản sữa mẹ.


Xác định được chất lượng nguồn sữa trước khi vắt và bảo quản

Việc xác định chất lượng nguồn sữa trước khi vắt bao gồm cả việc xác định xem lượng sữa trong hai bầu ngực có đủ để vắt cũng như ngày hôm đó mẹ có ăn/ tiếp xúc với chất lạ gây ảnh hưởng tới nguồn sữa hay không. 

Điều này cũng là việc quan trọng mẹ cần lưu tâm bởi nếu không thì nguồn sữa mẹ bảo quản sẽ không đạt được chất lượng tốt nhất, đồng thời nó cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé.

Cần phải xem kỹ thức ăn đồ uống có thành phần gây dị ứng hay không trước khi vắt sữa


Điều chỉnh tư thế vắt sữa trước khi đem bảo quản

Trong suốt quá trình vắt sữa, mẹ nên điều chỉnh ở tư thế thoải mái nhất để đảm bảo dòng sữa được chuyển ra đều. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian vắt sữa, rút ngắn thời gian sữa mẹ phải ở ngoài môi trường nhiệt độ thường. Nhờ vậy mà vi khuẩn từ bên ngoài ít có cơ hội xâm nhập vào hơn. Tốt nhất mẹ nên chọn khoảng thời gian bầu sữa căng đầy và vắt theo tư thế khi đang cho bé bú.


Mẹ nên điều chỉnh tư thế vắt để đảm bảo nguồn sữa dự trữ là tốt nhất

Cách bảo quản sữa mẹ đảm bảo dinh dưỡng

Thông thường, sữa mẹ sẽ được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong những dụng cụ chuyên dụng. Tuy nhiên trong một số trường hợp bất đắc dĩ hoặc điều kiện không cho phép thì mẹ vẫn có thể lưu giữ nguồn sữa ở nhiệt độ phòng. Đặc biệt, mẹ có thể trữ đông sữa để dùng dần phòng trường hợp mất sữa đột ngột.

Khi sữa mẹ được bảo quản ở nhiệt độ thường

Theo lý thuyết thì sữa mẹ sau khi vắt hoàn toàn có thể được lưu trữ ở môi trường ngoài tủ lạnh trong khoảng thời gian là sáu tiếng. Tuy vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng với cách bảo quản sữa mẹ này thì mẹ không nên lưu giữ sữa trong khoảng thời gian dài như vậy, vì lúc này vi khuẩn có thể đã xâm nhập vào cũng như hạm lượng dinh dưỡng đã giảm đi đáng kể.

Tốt nhất nếu không có điều kiện bảo quản lạnh thì mẹ chỉ nên cho con dùng sữa sau khi vắt ở trong khoảng thời gian từ một đến hai giờ.


Cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường

Cách bảo quản sữa mẹ ở ngăn mát của tủ lạnh.

Lúc này, sữa mẹ sẽ được bảo quản tốt hơn. Đồng thời, thời gian sử dụng sau đó sẽ được kéo dài hơn. Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian lưu trữ của sữa mẹ khi để trong tủ lạnh có thể kéo dài từ sáu tới tám tiếng. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên sử dụng nguồn sữa được bảo quản ở ngăn mát sau mười tiếng.


Đối với cách bảo quản sữa mẹ này, khi để trong ngăn mát tủ lạnh thì mẹ nên để vào sâu trong cùng của tủ. Không nên để ngay cánh cửa hay phía bên ngoài vì quá trình mở ra mở vào sẽ làm ảnh hưởng tới nhiệt độ bảo quản của sữa.


Bảo quản sữa mẹ ở trong ngăn mát tủ lạnh

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ đông

Đối với cách bảo quản sữa mẹ trong tủ đông thì mẹ lưu ý là thời gian bảo quản sữa có thể đạt được lên tới 6 tháng. Tuy nhiên có một lưu ý quan trong là mẹ cần phải đặt riêng biệt nguồn sữa ra xa khỏi các loại thực phẩm khác, kể cả thực phẩm chín. Điều này sẽ giúp ngăn chặn nguồn vi khuẩn sống ở nhiệt độ thấp xâm nhập vào sữa.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.