Cách khắc phục một số trục trặc khi mẹ cho con bú

Hãy hỏi bác sĩ nếu vú bạn bị đau và nóng, có vệt đỏ lan rộng hoặc nếu bạn cảm thấy bị sốt. Sau đây là một số vấn đề phổ biến mà các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ đôi khi gặp phải và các biện pháp để giảm thiểu sự khó chịu.

Cách khắc phục một số trục trặc khi mẹ cho con bú


Vú bị sung, cứng

Nguyên nhân của vú bị sung cứng đó là hệ quả của sự tích tụ sữa khi vú phải điều chỉnh nhu cầu của bé. Trường hợp này cụng có thể xảy ra nếu bé không ti mẹ đúng cách và sữa không thể xuống hoàn toàn.

Cứ 2-3 giờ cho bé ti mẹ một lần ngay cả khi bạn cần phải đánh thức bé để cho bé ti.

Hãy tắm nước nóng hay đặt một miếng vải ướt, ẩm lên ngực để giảm đau.

Năm một ít sữa bằng tay hoặc máy hút sữa khi vú quá căng đầy sữa để bé có thể bú được. 

Hiện tượng căng tức ngực và tắc ống dẫn sữa

Để tránh tình trạng này, mẹ nên cho bé bú thường xuyên, dùng khăn ấm trườm ngực trước khi cho bé ti mẹ. Sauk hi bé ti xong mẹ dùng khăn lạnh có bọc chút đá lau ngực để giảm căng tức và se các tia sữa. Lá bắp cải có tác dụng hiệu quả làm giảm sung, mẹ nên giữ bắp cải trong tủ lạnh và trước khi dùng thì tách lá rửa sạch rồi đắp lên vết sung trong vòng khoảng 15-20 phút, mẹ nên tránh đắp lên đầu ti. Ngoài ra mẹ có thể dùng máy hút sữa để hút bớt sữa giữa các cữ bú giúp ngực bớt căng tức.

Một khối u cứng nhỏ có thể hình thành bên trong vú của mẹ nhưng nó sẽ biến mất trong một vài ngày.

Bắt đầu cho con ti bên ngực đó đầu tiên và cho bé ti lâu hơn. Mẹ nhẹ nhàng xoa bóp vùng cứng giữ những cữ bú. Dùng một miếng vải ướt lau bầu vú mẹ trước khi cho con ti.
Bị chảy sữa: Sữa bị chảy từ ti của mẹ là một phải ứng bình thường trước khi cho con bú hoặc khi mẹ nghe thấy tiếng khóc của em bé.

Sử dụng miếng lót hút, thấm sữa đặt bên trong áo ngực của bạn và mẹ nên thay đổi miếng lót thường xuyên.
Ti mẹ ngứa ran: Mẹ có thể bị ngứa ran do ngực của mẹ bị điều chỉnh để có sữa cho con bú. Nếu hiện tượng ngứa ran chỉ xảy ra khi em bé bắt đầu bú mẹ thì đó là dấu hiệu bình thường của việc “xuống sữa”, “tiết sữa” từ cơ thể của mẹ. Nếu bị sốt hoặc một trong 2 vú bị đau và nóng thì ngay lập tức đến gặp bác sĩ vì có thể mẹ bị nhiễm trùng vú và cần phải dùng thuốc.
Sự giảm sữa: Chỉ cần nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước cũng sẽ giúp tăng cường nguồn cung cấp sữa, sự mệt mỏi của mẹ cũng có thể làm giảm sữa. Hãy chú ý tới nguồn sữa mẹ khi mẹ bắt đầu trở lại những thói quen hằng ngày. Nếu mẹ nhận thấy lượng sữa giảm, đừng quá lo lắng và hảy ướng nhiều nước hơn.
Viêm bú hoặc nhiễm trùng vú: Dấu hiệu là mẹ bị cúm, vú có màu đỏ kèm thêm dấu hiệu mẹ cảm thấy nóng ra và đau. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị viêm vú. Mẹ nên đigặp bác sĩ để nhận được sự chuẩn đoán tốt hơn và điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ. Ngoài việc uống kháng sinh theo đơn của bác sĩ thì mẹ nên ăn thêm sữa chua chứa vi khuẩn có lợi như probiotic để ngăn ngừa biến chứng nấm về sau.

Nhiều mẹ lo lắng rằng không thể cho con bú sữa khi bi viêm vú điều này là hoàn toàn sai lầm, sữa mẹ không bị ảnh hưởng bởi viêm và không thể làm tổn thương bé, việc tiếp tục cho ngực sản xuất sữa và hút sữa ra là vô cùng quan trọng mặc dù đau nhung nếu có thể mẹ hãy cú tiếp tục cho con bú sữa.
Nấm: Ngực ẩm, núm vú bị đau hoặc nứt là do mẹ có chế độ ăn nhiều đường hay thức ăn chứa men nấm, uống thuốc kháng sinh nhiều, hoặc thuốc ngừa thai đã phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trên cơ thể người mẹ là nguyên nhân khiến nấm Candida phát triển mạnh.

Nấm candida gây bệnh xuất hiện ở ngực có thể lây sang bé khi bé bú sữa gây ra bệnh tưa miệng ở trẻ. Phụ nữa cho con bú bị nhiễm candida có thể có những triệu chứng sau: núm vú đỏ hoặc nhạy cảm bất thường, da ở quầng vú căng và đỏ rực, đau núm vú và có cảm giác đau ở sâu khi cho con bú. Bé bị lây nhiễm có xuất hiện những đốm trắng ở bên trong gò má, trên nuou1, tang và lưỡi.

Trong trường hợp này cần điều trị cho cả mẹ và bé để tránh lây nhiễm. Người mẹ có thể dùng thuốc chống nấm nhẹ cho trẻ và kem chống nấm để bôi vào núm vú của mẹ. Ăn thêm sữa chua hoặc uống thêm viên nang acidophilus khi phài dùng kháng sinh. Mẹ nên hạn chế đường và những thực phẫm chứa men nấm như bánh mì, bia, rượu vang, những thực phẩm này có thể tạo điều kiện thuận lơi cho sự phát triển của nấm Candida. Ngoài ra, để ngăn chặn nấm mẹ nên giữ cho núm vú khô ráo, sử dụng miếng đệm cho núm vú trong áo ngực và nên thay áo ngực hàng ngày.
Bắt đầu ti không chuẩn: cho con bắt đầu ti chuẩn và đúng tư thế là “chìa khóa vàng” của việc cho con bú, giúp mẹ tránh được hầu hết các rắc rối có thể gâp phải. Vì sao ư? Vì nếu bé bắt đầu ti không chuẩn sẽ gây ra sự khó chịu cho cả hai mẹ con, thậm chí còn làm đau, nứt và chảy máu đầu ti cũng như làm giảm hiệu quả bú ở bé.

Trường hợp thường gặp nhất dẫn đến việc bắt đầu ti không chuẩn là do người mẹ có đầu ti ngắn hoặc tụt hẳn vào bên trong. Khi em bé của bạn không ngậm đủ cả quầng vú, bé sẽ chỉ nhay nhay phần đầu ti phía trên gây đau cho mẹ.

Cách giải giải quyết: Ngay từ khi còn ở viện, mẹ nên nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ và y tá để biết được vị trí và cách cho bé ngậm đầu ti chuẩn.

Trước mỗi lần cho ăn hãy chắc cmẹ cảm thấy thoãi mái, tìm được tư thế ngồi thích hợp.

Miệng bé cần được mở rộng để tìm vị trí đúng. Mẹ có thễ cù nhẹ môi dưới cũa con, ngay khi bé mỡ miệng thì lập tức đưa núm ti vào.

Kiểm tra để thấy môi trên của con đang phủ vươn ra ngoài, ngậm trọn quầng vú mẹ. Nếu đầu ti ngắn mẹ có thể sử dụng núm ti silicone đễ hỗ trợ.

Chúc các bạn thành công và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.